Những lỗi sai thường gặp khi vẽ Phối cảnh

Kỹ thuật vẽ phối cảnh là một trong những kỹ thuật khó, yêu cầu người học phải nắm vững những kiến thức, khái niệm về luật phối cảnh, luật xa gần. Những bạn mới học sẽ hay mắc phải những lỗi sai về điểm tụ, đường chân trời... Vì vậy trong bài viết dưới đây, SineArt đã tổng hợp những lỗi sai phổ biến trong phối cảnh, hy vọng sẽ giúp ích các bạn phần nào trong quá trình học.

Đường thẳng không chạm điểm tụ

Lỗi sai đầu tiên dễ thấy nhất đó là các đường song song không chạm điểm tụ. Có thể do người vẽ chưa nắm được các kỹ năng cơ bản về phối cảnh, về điểm tụ hay đường chân trời. Nếu bạn chưa nắm rõ các khái niệm thì tham khảo bài viết “Phối cảnh trong Hình họa” tại ĐÂY nhé!

Các đường song song phải luôn chạm điểm tụ, nếu chưa chạm điểm tụ là do bạn chưa vẽ đúng kỹ thuật, khi đó cấu trúc vật thể sẽ bị sai lệch tỉ lệ, bố cục, tổng thể bức tranh mất sự cân đối, hài hòa.

vẽ phối cảnh các tòa nhà tuy nhiên đặt sai vị trí điểm tụ

vẽ phối cảnh các tòa nhà tuy nhiên đặt sai vị trí điểm tụ

Ảnh: Martina Cecilia

Điểm tụ không chạm đường chân trời

Trong quy luật phối cảnh, đường chân trời là đường ngang tầm mắt và điểm tụ là một điểm nằm trên đường chân trời. Nhưng nhiều bạn do sơ suất mà không để ý tới chi tiết này, điểm tụ bị lệch khỏi đường chân trời, hoặc quá gần hay quá xa đường chân trời cũng sẽ khiến bố cục bức tranh bị lệch.

vẽ phối cảnh các tòa nhà tuy nhiên đặt sai vị trí điểm tụ, điểm tụ không nằm trên đường chân trời

Điểm tụ bị lệch khỏi đường chân trời - Ảnh: Martina Cecilia

vẽ phối cảnh các tòa nhà với hai điểm tụ nằm trên đường chân trời

Phối cảnh đúng - Ảnh: Martina Cecilia

Mặt phẳng chạm đường chân trời

Đây là một lỗi sai nhỏ mà khi mới học vẽ các bạn rất dễ mắc phải, đường chân trời nên để cách ra một chút so với các mặt phẳng, tránh để chúng tiếp xúc nhau, bởi khi đó không gian trong bức tranh sẽ trở nên tù túng, ngột ngạt.

Một lỗi sai khá phổ biến nữa đó là các mặt phẳng tiếp xúc nhau. Bố cục khi này sẽ tạo cảm giác khó chịu cho người xem. Dù trong bức tranh nhiều chi tiết nhưng vẫn cần đảm bảo đủ không gian trống, tạo cảm thoáng và giãn trong bố cục.

vẽ phối cảnh một ngôi nhà nhưng mặt phẳng chạm đường chân trời khiến bức tranh trông tù túng

Ảnh: Martina Cecilia

Một lỗi sai khác khi các mặt phẳng chạm nhau, tuy đây không hẳn là một lỗi sai quá nghiêm trọng nhưng nhìn chung vẫn khiến tổng thể bố cục bức tranh không hài hòa.

vẽ phối cảnh một ngôi nhà nhưng mặt phẳng chạm nhau khiến bức tranh không hài hòa

Ảnh: Martina Cecilia

Độ sâu

Khi vẽ phối cảnh, một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới độ thực của bức tranh đó là độ sâu của các chi tiết. Trên thực tế, các vật thể sẽ bị hút dần và tụ lại tại điểm tụ, tạo chiều sâu cho bức ảnh. Tương tự như vậy, khi vẽ phối cảnh, bạn cần thể hiện lại đúng chiều sâu của vật thể. Ví dụ như dưới đây là phối cảnh khối lập phương, có thể thấy ở hình thứ nhất, vì các cạnh quá dài khiến cho chiều sâu bị dài hơn kích thước thực tế của vật, nên đó không phải khối lập phương mà là khối chữ nhật. Phối cảnh đúng được thể hiện ở bức ảnh thứ 2.

vẽ phối cảnh khối hình chữ nhật

Vẽ phối cảnh khối lập phương sai tỉ lệ, kích thước - Ảnh: Martina Cecilia

Bạn cần chú trọng tới khoảng cách giữa vật thể và đường chân trời, vật thể càng ở gần đường chân trời thì kích thước sẽ càng thu nhỏ lại và độ sâu cũng sẽ giảm đi. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua quá trình luyện tập và quan sát. Hãy luyện vẽ chăm chỉ hằng ngày và tập quan sát các bố cục thực tế để luyện phản xạ nhé.

vẽ phối cảnh khối lập phương

Phối cảnh đúng - Ảnh: Martina Cecilia

Và nếu bạn vẽ ở một khoảng cách xa, bạn hoàn toàn có thể minh họa các vật thể một cách đơn giản chỉ bằng các đường ngắn.

dãy tòa nhà cao tầng khi nhìn từ phía xa

Ảnh: Martina Cecilia

Vật thể sơ sài và không có chiều sâu

Một lỗi sai khác là các vật thể, chi tiết được miêu tả quá sơ sài, không có điểm nhấn, không có chiều sâu, bức tranh lúc này trở nên trống rỗng, vắng vẻ.

khung cửa sổ

Bức tranh trông đơn giản và sơ sài, không có chiều sâu, không có điểm nhấn - Ảnh: Martina Cecilia

Để khắc phục lỗi sai này, bạn cần luyện tập quan sát từ thực tế, quan sát về kích thước và chiều sâu sẽ thay đổi ra sao khi nhìn từ các phía khác nhau. Nghệ thuật bắt nguồn từ thực tế, vì vậy để khắc phục lỗi trên, các bạn cần luyện tập quan sát từ thực tế và lấy đó làm tư liệu cho các bài vẽ của mình.

khung cửa sổ

Chỉ cần thêm thắt một vài chi tiết là sẽ tạo ra một khung cửa sổ có chiều sâu và chân thực hơn

Ảnh: Martina Cecilia

Tránh đặt điểm tụ bên trong khung cảnh. Bởi nếu làm vậy, sẽ khiến bố cục sai lệch hoàn toàn, các chi tiết trong bức tranh vì thế cũng trở nên rất kì. Cùng so sánh qua hai hình ảnh dưới đây nhé.

căn phòng theo quy quy luật phối cảnh nhưng hai điểm tụ đặt gần nhau

Phối cảnh sai - Ảnh: Martina Cecilia

căn phòng theo quy quy luật phối cảnh nhưng hai điểm tụ đặt gần nhau

Phối cảnh đúng - Ảnh: Martina Cecilia

Nhân vật nằm ngoài bối cảnh

Khi bức tranh có sự hiện diện của con người sẽ trở nên sinh độnng và có cảm xúc hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý tới vị trí đặt nhân vật trong bối cảnh sao cho phù hợp với tỉ lệ và bố cục. Nhân vật cần có sự tương tác hợp lí đối với các chi tiết, vật thể trong khung cảnh đó. Kích thước nhân vật cũng cần được chú ý, nếu quá nhỏ sẽ khiến bức tranh trông bị hụt, mà khích thước nhân vật quá lớn sẽ khiến các chi tiết trong bức tranh không ăn nhập với nhau.

vẽ phối cảnh một cô gái đứng cạnh cửa

Vẽ phối cảnh nhân vật trong tranh - Ảnh: Martina Cecilia

Một cách để bạn xác định chính xác kích thước nhân vật trong tranh đó là sử dụng các đường thẳng. 

vẽ phối cảnh một chàng trai và một cô gái đang nói chuyện

Các nhân vật trong tranh nên có sự tương tác qua lại lẫn nhau - Ảnh: Martina Cecilia

Bên cạnh đó, hãy luôn sử dụng thước kẻ để đảm bảo các đường kẻ luôn thẳng và không bị lệch, bởi sự chính xác trong quy luật phối cảnh là điều vô cùng quan trọng. Dù chỉ sai kích thước một chút thôi cũng sẽ khiến toàn bộ bức tranh bị sai tỉ lệ, bố cục.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp ích được các bạn trong quá trình học. Lĩnh vực hội họa dù có phần thiên về năng khiếu, nhưng cũng yêu cầu người học phải có những kỹ năng, kiến thức nhất định. Hiểu được nhu cầu và lo lắng của những bạn đam mê vẽ và có mong muốn theo khối ngành mỹ thuật, hiện Sine Art đang chiêu sinh cho khóa học Luyện thi Hình họa, Luyện thi Bố cục màuLuyện thi Trang trí màu. Với lộ trình được xây dựng bài bản, chi tiết, Sine Art mong muốn được đồng hành cùng các bạn trên con đường chạm tới ngưỡng cửa đại học mơ ước.

Liên hệ với Sine qua Fanpage để đăng ký và được tư vấn nhé!

Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.

← Bài trước Bài sau →

Thêm thông tin về Sine Art

Đăng kí nhận lộ trình luyện thi vẽ