Phối cảnh 1 điểm tụ là gì? Hướng dẫn vẽ phối cảnh một điểm tụ

Trong mỹ thuật, các quy luật phối cảnh hay luật xa gần hẳn đã không còn quá xa lạ với các bạn nhưng phối cảnh vẫn là bộ môn có khá nhiều yêu cầu và không phải ai cũng vẽ đúng kỹ thuật. Trong bài viết này, Sine Art sẽ hưỡng dẫn bạn cách vẽ phối cảnh một điểm tụ.

Phối cảnh một điểm tụ là gì?

Trong vẽ phối cảnh, phối cảnh một điểm tụ được hiểu là một phương pháp biểu diễn các vật thể trong không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều với các đường giao cắt nhau tại một điểm duy nhất (gọi là điểm tụ) nằm trên đường chân trời. Nghe có vẻ khó hiểu nhưng thực ra phương pháp này dựa trên cơ sở thị giác của mắt chúng ta. Vật ở gần thì sẽ nhìn rõ và kích thước lớn, vật ở xa sẽ mờ và kích thước nhỏ hơn.

Tìm hiểu kĩ hơn về điểm tụ và đường chân trời tại ĐÂY.

Các ứng dụng của quy luật phối cảnh một điểm tụ thường thấy nhất là trong nhiếp ảnh, kiến trúc hay hội họa. Các hình ảnh bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

nhiếp ảnh phong cảnh với kỹ thuật phối cảnh một điểm tụ

Ảnh: Internet.

Quy tắc phối cảnh một điểm tụ

Trong phối cảnh một điểm tụ, các đồ vật được thể hiện bằng hình dáng thật của chúng và không bị biến dạng. Một số phương pháp phối cảnh khác có thể khiến hình dáng của vật bị biến dạng đi chẳng hạn như phối cảnh 5 điểm tụ.

hình so sánh sự khác nhau giữa phối cảnh một điểm tụ và phối cảnh 5 điểm tụ  

Các vật dụng thường ngày như cửa sổ được thể hiện bằng hình vuông hay hình chữ nhật thường thấy. Ngược lại, ở phối cảnh 5 điểm tụ, các vật bị biến dạng đi.

Bên cạnh đó, các đường thẳng sẽ kéo dài và tụ lại ở một điểm, gọi là điểm tụ. Điểm tụ nằm trên đường chân trời (hay đường ngang tầm mắt).

hình một nghệ sĩ đang đánh ghi-ta

Các đường thẳng đều hướng về một phía và điểm tụ hơi chếch lên. Vị trí của điểm tụ cho ta thấy nhiếp ảnh gia đang hướng xuống, hạ thấp tầm mắt - Ảnh: Internet.

Như vậy, có thể thấy, đường chân trời sẽ thay đổi dựa trên vị trí mắt của chúng ta cao hay thấp.

Hướng dẫn vẽ phối cảnh một điểm tụ

1. Vẽ khối hộp

Hai dạng khối cơ bản nhất bạn cần luyện tập đó là khối lập phương và khối hộp chữ nhật. Đây là bài tập tạo nền tảng vững chắc để các bạn học sâu hơn sau này. 

hướng dẫn vẽ phối cảnh từng bước

Ảnh: Internet.

Bài tập này sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ các khối ở trên, ở dưới và ngang đường chân trời.  

  • Khi vật ở trên đường chân trời được vẽ như thể mắt đang nhìn lên trên, bạn sẽ nhìn thấy đáy của chúng. 
  • Khi vật ở dưới đường chân trời là mắt đang nhìn xuống, bạn sẽ thấy phần trên của vật. 
  • Các vật được vẽ nằm ngang đường chân trời tức là mắt đang nhìn thẳng, ta sẽ chỉ thấy mặt trước mà không thấy phần trên hay thấy đáy.

2. Xếp chồng, phần rỗng và góc

hướng dẫn vẽ phối cảnh từng bước

Ảnh: Internet

Hình ảnh trên minh họa cho các khối phức tạp hơn, về cách xếp chồng khối và các lỗ rỗng, các góc nhìn đa dạng hơn.

  • Vẽ các khối xếp chồng lên nhau có kích thước khác nhau.
  • Vẽ các khối rỗng bị cắt, chiếu các đường thẳng để tìm cạnh sau của phần bị cắt.
  • Cắt các mảnh khỏi khối và/hoặc thêm các hướng nhìn đa dạng hơn.

Sau khi đã thành thạo, bạn có thể nâng cao hơn với các vật có cấu tạo phức tạp hơn như chữ cái…

3. Tâm và khoảng cách đều

Khi vẽ phối cảnh, một điều rất quan trọng đó là khoảng cách giữa các đối tượng cần được vẽ một cách hợp lí, hài hòa. Kỹ thuật này thường được ứng dụng để vẽ các ô cửa sổ, đèn hay cây cối ven đường. Hình minh họa dưới đây sẽ giải thích kĩ hơn.

Đầu tiên bạn vẽ đường chân trời và lấy điểm tụ. Từ điểm tụ kẻ thêm 2 đường thẳng A và B, hãy đảm bảo chúng giao cắt nhau tại điểm tụ. Vẽ thêm các đường nằm trong A và B, lấy trung điểm mỗi đường.

hướng dẫn vẽ phối cảnh từng bước với điểm tụ và đường chân trời

 Ảnh: Internet.

Sau khi lấy trung điểm, kẻ một đường thẳng đi qua trung điểm và cắt tại đường thẳng A. Điểm cắt nhau giữa hai đường là khoảng cách đều giữa các vật.

hướng dẫn vẽ phối cảnh một điểm tụ chi tiết

Ảnh: Internet.

tranh vẽ đèn đường trong phối cảnh một điểm tụ

Ví dụ về khoảng cách đều trong phối cảnh một điểm tụ - Ảnh: Internet.

4. Vẽ phối cảnh thành phố

Sau khi đã luyện tập thành thạo các bài tập trên, bạn có thể bắt đầu thực hành vẽ một con đường và các tòa nhà ven đường. Bạn sẽ kết hợp các yếu tố xếp chồng, cắt góc, cách đều để tạo thành một khu phố thực sự. Dưới đây là một số bài vẽ về phối cảnh một điểm tụ. 

vẽ phối cảnh một điểm tụ một khu phố

Vẽ phối cảnh một khu phố - Ảnh: Internet.

vẽ phối cảnh một điểm tụ một căn phòng

Vẽ phối cảnh một căn phòng - Ảnh: Internet.

Qua bài viết trên đây, Sine Art hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về một trong các phương pháp vẽ phối cảnh. Đây đều là những kiến thức nền tảng hỗ trợ các bạn trong quá hình học vẽ. Nếu bạn cũng đam mê nghệ thuật và có nguyện vọng thi vào trường đại học Mỹ thuật TP.HCM, mời bạn tham khảo các khóa luyện thi bên SineArt gồm có Luyện thi Hình họa, Luyện thi Trang trí màu và Luyện thi Bố cục màu.

Mời bạn liên hệ qua fanpage để có thêm thông tin chi tiết về khóa học.

Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.

← Bài trước Bài sau →

Thêm thông tin về Sine Art

Đăng kí nhận lộ trình luyện thi vẽ