Quy luật phối cảnh trong Hình họa

Để một bức tranh hay bức ảnh có chiều sâu, người nghệ sĩ sẽ ứng dụng những quy luật thị giác vào trong tác phẩm của mình. Trong bài viết hôm nay, SineArt đã tổng hợp một số khái niệm cơ bản về luật xa gần, luật phối cảnh và ứng dụng của chúng hy vọng sẽ góp ích một phần nhỏ vào trong quá trình luyện vẽ của bạn. 

Luật xa gần

Luật xa gần (trong tiếng anh gọi là Perspective) là một môn học nghiên cứu về không gian, ra đời dựa trên cơ sở tổng hợp những quy tắc về sự nhìn, nhằm phục vụ hay biểu đạt không gian lên mặt phẳng theo quy luật của thị giác. Không gian là yếu tố để hình họa gợi tả lại nhân vật một cách gần gũi, chính xác nhất. Và một bài hình họa nếu không có không gian thì chưa thể coi là một bài hình họa hoàn chỉnh.

Đối với mỹ thuật nói chung và những người học vẽ nói riêng, luật xa gần là môn học không thể thiếu để áp dụng vào tranh. Đây là phương pháp biểu đạt không gian theo quy luật thị giác, nếu không có nền tảng vững chắc thì tác phẩm sẽ không có chiều sâu, không có giá trị thực tế, không chỉ riêng trong hội họa mà các lĩnh vực nghệ thuật khác như nhiếp ảnh, kiến trúc, ... cũng vậy. 

một cái chai và một người đang chạy bộ khi hoàng hôn xuống

Ứng dụng luật xa gần trong nhiếp ảnh nghệ thuật

Ảnh: Internet

Trong quá trình sáng tạo, người ta đã diễn tả xa gần bằng nhiều phương pháp, chẳng hạn như xa gần đường nét (per-spective linéeire), dùng đậm nhạt và màu sắc để miêu tả lại một cách chân thực và thu hút điểm nhìn của thị giác. Luật xa gần hay phối cảnh sẽ tác động trực tiếp tới kích thước vật thể, do đó mà vật thể ở xa sẽ mờ nhạt và nhỏ, ở gần sẽ rõ và đậm màu hơn. Theo quy tắc gần rõ xa mờ, màu sắc trong bức tranh dưới đây cũng vì vậy mà có sự thay đổi theo quy luật thị giác. 

bức tranh với những dãy núi và những tán cây

Những tán cây và núi ở gần sẽ rõ và đậm màu hơn, trong khi những dãy núi ở xa mờ nhạt dần

Ảnh: Internet

Đường chân trời

Đó là một đường nằm ngang, song song với mặt đất, bầu trời và ngang với tầm mắt nhìn hay còn gọi là đường tầm mắt. Đường chân trời là một yếu tố quan trọng, nó chứa đựng các điểm tụ của mặt phẳng, góp phần chủ yếu để xác định chiều sâu của không gian trên mặt phẳng hai chiều. Đối với người vẽ, đường chân trời (đường tầm mắt) luôn ở ngang tầm mắt, cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí mắt. Còn ở trong tranh, người vẽ có thể quyết định đường chân trời tùy theo ý định bố cục của tranh. 
 

đường chân trời trong luật phối cảnh, những cái cây, đèn đường từ nhỏ tới lớn theo quy luật, con đường dần thu hẹp lại khi chạm điểm tụ

Đường chân trời luôn nằm ngang với tầm mắt
Ảnh: Pinterest

Điểm tụ

Đó là một điểm nằm trên đường chân trời, là điểm hút của các vật thể, các hình ảnh, các đường thẳng khi chúng ta nhìn vào chiều sâu. Điểm tụ hay còn gọi là điểm hút của quy luật thị giác.
Điểm tụ luôn nằm trên đường chân trời, các đường thẳng hay vật thể luôn hướng về một điểm trong tranh.
 

căn phòng với cánh cửa, 2 tranh treo tường và 2 chiếc ghế sofa tho quy luật phối cảnh

Ảnh: Pinterest

Phối cảnh

Trong mỗi bức tranh đều phải áp dụng quy luật xa gần hay phối cảnh, chỉ khi đó bức tranh mới có không gian và chiều sâu nhất định. Luật xa gần hay phối cảnh được chia ra thành những loại khác nhau, cơ bản có 3 loại chính: phối cảnh một điểm tụ, hai điểm tụ và ba điểm tụ. 

 

các khối lập phương được vẽ phối cảnh một điểm tụ

Phối cảnh một điểm tụ - Ảnh: Internet

các khối lập phương được vẽ phối cảnh hai điểm tụ

Phối cảnh hai điểm tụ - Ảnh: Internet

một tòa nhà được vẽ theo quy luật phối cảnh ba điểm tụ

Phối cảnh ba điểm tụ - Ảnh: Internet

Ứng dụng trong nghệ thuật

Từ thời tiền sử và các nền văn minh nhân loại (Hy Lạp, La Mã) con người đã biết sử dụng nghệ thuật phối cảnh và luật xa gần tương đối chính xác. Các quy tắc này được ứng dụng trong lĩnh vực hội họa và kiến trúc khá nhiều. Một số tác phẩm hội họa kinh điển có thể kể tới như: Herod's Banquet của Filippo Lippi; The School of Athens của Raphael; Interior of a Catholic Church của Bartholomeus van Bassen; ...
 

chúa và nhiều người tại một buỗi lễ

 Raphaël, L'école d'Athènes

các tòa nhà được phối cảnh với những chiếc thuyền trên sông

Venise: le Grand Canal avec Simeone Piccolo

Nhà thờ Florence là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của luật phối cảnh. Công trình được xây dựng dựa trên ý tưởng của Filippo Brunelleschi với phần thiết kế mái vòm độc đáo, hiện nay đây vẫn là một công trình kiến trúc vĩ đại. 

tòa tháp Florence với thiết kế mái vòm độc đáo

Ảnh: Internet

Kết

Những chia sẻ trên đây chỉ là một góc độ rất nhỏ trong khối kiến thức về luật xa gần hay quy luật phối cảnh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp tích lũy thêm cho bạn chút ít kiến thức về phối cảnh và luật xa gần.
 
Hình họa là bộ môn không hề dễ dàng và rất nhiều bạn đang gặp khó khăn trong quá trình luyện thi. Thấu hiểu những lo lắng này, SineArt hiện đang mở Khóa học luyện thi Hình họaKhóa học luyện thi Bố cục màu. Với lộ trình được xây dựng bài bản, chi tiết, đi từ cơ bản đến nâng cao, SineArt mong muốn được đồng hành cùng bạn trong hành trình chạm tới ước mơ đại học.
Mời bạn liên hệ qua Fanpage để có thêm thông tin chi tiết về khóa học nhé!
Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.
← Bài trước Bài sau →

Thêm thông tin về Sine Art

Đăng kí nhận lộ trình luyện thi vẽ