Phân mảng sáng tối trong Hình họa

Ánh sáng là cơ sở thị giác của con người, nó phản chiếu lại vào mắt giúp ta có thể định hình được hình dáng, kích thước của vật. Trong tranh vẽ, ánh sáng là công cụ tạo ra những hiệu ứng nhất định về thị giác, đồng thời khơi gợi cảm hứng nghệ thuật trong ta. Và không chỉ giới hạn trong hội họa, ánh sáng cần thiết cho mọi phong cách nghệ thuật.

Riêng với thể loại tranh chì, sắc độ và ánh sáng giống như linh hồn của bức tranh. Nếu không có nó, tranh sẽ trở nên phẳng lì và vô hồn. Trong bài viết hôm nay, SineArt sẽ chỉ đi sâu vào thể loại tranh chì (hay cụ thể hơn là lĩnh vực Hình họa).

Ánh sáng trong hội họa

Cách vật thể tương tác với ánh sáng thực sự rất quan trọng. Một nguồn sáng khi chiếu vào vật thể sẽ cho ra những mảng sáng tối khác nhau. Cơ bản sẽ có 3 kiểu ánh sáng tác động vào vật thể:

   + Nguồn sáng: có thể tới từ mặt trời hoặc đèn điện, đèn pin… Đây là ánh sáng mạnh nhất, tác động trực tiếp vào vật thể.

một nguồn sáng chiếu vào một khối cầu tạo ra bóng đổ

Ảnh: Pinterest

   + Ánh sáng môi trường: khi một nguồn sáng được phát ra, sẽ không chỉ tác động lên vật thể mà còn tác động lên cả không gian xung quanh vật thể. Ánh sáng môi trường sẽ đổ xuống vật thể từ mọi hướng, tuy nhiên do ánh sáng từ nguồn sáng quá mạnh làm áp đảo ánh sáng môi trường, do đó ta chỉ có thể nhìn thấy chúng trong khu vực tối.

ánh sáng khi chiếu xuống khối cầu đồng thời chiếu vào cả môi trường xung quanh

Ảnh: Pinterest.

   + Ánh sáng phản xạ: một phần ánh sáng từ nguồn sáng khi chiếu ra sẽ phản xạ ngược lại vật thể, gọi là ánh sáng phản xạ hay phản quang.

 

ánh sáng khi chiếu xuống không gian phản xạ ngược lại khối cầu

Ánh sáng chiếu xuống nền phản xạ lại vào khối cầu

Ảnh: Pinterest

Vậy là bạn đã hiểu sơ qua các khái niệm về ánh sáng trong hội họa rồi đúng không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vùng sáng trong phần tiếp theo nhé.

Phân mảng sáng tối

Để lên được sáng tối cho bài vẽ, trước hết bạn cần hiểu được những khái niệm cơ bản sau đây.

Phần nhận sáng và phần khuất sáng. Hiểu đơn giản thì phần nhận sáng là phần mà ánh sáng chiếu tới được trên vật thể, phần khuất sáng sẽ nhận ít ánh sáng hơn, hay thậm chí là không nhận được ánh sáng đối với những vùng hẹp mà ánh sáng không thể len lỏi vào.

Trong Hình họa, người ta phân ra thành 3 mảng sáng tối, gồm có: mảng sáng, mảng trung gian, mảng tối. Các sắc độ sẽ thay đổi khác nhau trong cùng một mảng, chẳng hạn như trong mảng tối vẫn sẽ phân ra những phần tối hẳn và phần sáng hơn trong phần tối chứ không tối đều một màu.

Bên cạnh đó, người ta cũng chia ra thành 5 sắc độ:

  • Sáng mạnh: là phận nhận được nhiều ánh sáng trực tiếp nhất, có một điểm sáng nhất được gọi là highlight. Điểm này có thể thay đổi theo góc nhìn của mắt, theo góc độ của nguồn sáng chiếu vào. (1)
  • Trung gian: nằm bên cạnh phần sáng mạnh nhưng nhận được ánh sáng ít hơn. (2)
  • Giao diện: là ranh giới giữa sáng và tối, đánh dấu giữa phần nhận sáng và phần khuất sáng. (3)
  • Phản quang: vẫn thuộc phần nhận sáng nhưng không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng mà nhận ánh sáng phản xạ từ môi trường. (4)
  • Bóng đổ: thể hiện trên mặt bàn hoặc mặt tường hoặc không gian lân cận nơi đặt vật thể. Bóng gần vật thể sẽ đậm và sắc nét hơn, bóng ở xa vật thể sẽ mờ nhạt hơn. (5)

các sắc độ trắng đen trong hội họa, từ trắng tới xám và chuyển dần sang đen

Bảng sắc độ trong Hình họa - Ảnh: Pinterest

Hình họa là bộ môn yêu cầu ở người học sự tỉ mỉ, cẩn thận, trau chuốt cùng sự kiên nhẫn, kiên trì theo đuổi đến cùng. Đối với những bạn luyện thi vẽ thì việc lên kế hoạch chuẩn bị ôn thi từ sớm là rất quan trọng. Hiểu được nhu cầu và mong muốn của các bạn, hiện SineArt đang mở hai lớp luyện thi Hình họa và luyện thi Bố cục màu, lộ trình được xây dựng bài bản, chi tiết, hy vọng sẽ được đồng hành cùng các bạn trong hành trình chạm tới ước mơ đại học.

Liên hệ ngay với SineArt qua Fanpage Luyện thi Đồ họa SineArt để có thông tin chi tiết về khóa học nhé!

Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.

← Bài trước Bài sau →

Thêm thông tin về Sine Art

Đăng kí nhận lộ trình luyện thi vẽ