Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong một công trình xây dựng. Chất lượng của vật liệu liên quan đến tuổi thọ của công trình. Một vật liệu tốt sẽ giúp công trình được bền lâu. Vật liệu xây dựng chiếm 75-80% tổng chi phí xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, 70-75% đối với công trình giao thông, 50-55% đối với các công trình thủy lợi . Tùy theo đặc tính và quy mô của công trình mà việc lựa chọn vật liệu quyết định đến chất lượng và giá thành của công trình. Đây cũng là một môn học không thể thiếu trong các ngành có liên quan đến xây dựng. Hãy cùng Sine Art tìm hiểu về Vật liệu xây dựng thông qua bài viết dưới đây.

1. Vật liệu xây dựng là gì?

Theo Wiki, vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng. Nhiều vật liệu xây dựng tồn tại sẵn trong tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, và gỗ, thậm chí cành cây và lá, đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà. Ngoài các vật liệu tự nhiên, nhiều sản phẩm nhân tạo được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều. Sản xuất các vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp được thiết lập ở nhiều nước và việc sử dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Chúng cung cấp thành phần của nơi sinh hoạt và các cấu trúc bao gồm cả nhà.

vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là gì? - Nguồn: Google

2. Các loại vật liệu xây dựng trong công trình và tính năng

Vật liệu xây dựng gồm nhiều chủng loại và mỗi loại đều có đặc tính riêng.

vật liệu xây dựng

Các loại vật liệu xây dựng - Nguồn: Google

2.1 Vật liệu xây dựng cơ bản

Vật liệu xây dựng cơ vật liệu xây dựng cơ bản là những vật tư thiết yếu thường góp mặt trong mọi công trình thi công. Xi măng vốn là vật liệu quan trọng nhất, nó tạo thành chất kết dính cứng cáp, bền chặt khi tiến hành hòa trộn cùng cát, nước và đá theo một tỷ lệ thích hợp. Ngoài ra, vật liệu xây dựng xi măng còn có khả năng chống lại được những tác động do thời tiết hay mài mòn gây ra. Vật liệu xây dựng cơ bản gồm: Xi măng, sắt, thép, cát, gạch.

Sắt hay thép được xem là vật liệu trụ cột của một công trình

Cát được chia thành nhiều loại, phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như loại hạng mục của công trình. Nếu dùng trát tường thì phải là cát mịn, xây đá hay trộn cùng bê tông thì tốt nhất là cát vàng hay những hạt cát với kích thước lớn.

Gạch có các loại như gạch không nung, gạch xây dựng, gạch nung, gạch đất sét,... Đặc điểm chung là mang đến sự vững chãi, bền bỉ cho công trình. Khả năng chống ẩm, chống thấm nước và cách nhiệt cực kỳ tốt. 

2.2 Vật liệu xây dựng kết cấu

Vật liệu xây dựng kết cấu: Vữa xây dựng, bê tông, phụ gia xây dựng.

Vữa xây dựng là hỗn hợp được tiến hành pha trộn từ cốt liệu nhỏ, chất kết dính vô cơ cùng với nước. Đặc điểm nổi bật là khả năng chịu lực lớn tốt. Từ đó giúp kết nối nhiều kết cấu với nhau một cách chắc chắn nhất.

Bê tông là đá nhân tạo được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu như cốt liệu mịn, cốt liệu thô, xi măng, nhựa đường, nước, phụ gia,... Vật liệu xây dựng này chia thành nhiều loại như bê tông nhựa, bê tông tươi, bê tông Polyme hay bê tông Asphalt,..

Để có thể hòa trộn với vữa hay bê tông, tạo nên một hỗn hợp có đặc tính kết dính, bền và chắc chắn thì cần dùng đến phụ gia xây dựng. Phụ gia xây dựng phân thành 3 nhóm cơ bản là phụ gia khoáng hoạt tính, phụ gia hóa học và cuối cùng là phụ gia đặc thù riêng.

2.3 Vật liệu xây dựng hoàn thiện

Vật liệu xây dựng hoàn thiện: Tường, trần, sàn, vật tư nội thất, vật tư ngoại thất.

  • Sàn: Gỗ tự nhiên, sàn nhựa giả gỗ, gạch Ceramic, gạch gốm,..
  • Tường, trần: Sơn nước, thiết bị vệ sinh, gạch ốp tường, thiết bị phòng tắm,..
  • Vật tư nội thất: Tủ đựng quần áo, bàn ghế sofa, tủ sách, bàn ghế ăn,..
  • Vật tư ngoại thất: Thép, sắt, gạch, gỗ, vữa, nhôm,... Có công năng gia tăng tính thẩm mỹ của công trình đồng thời tăng độ bền theo thời gian, năm tháng.

3. Học Vật liệu xây dựng sẽ được học gì?

  • Hiểu được những tính chất cơ bản của vật liệu
  • Lựa chọn loại vật liệu phù hợp cho từng công trình
  • Tính toán được các yếu tố như: độ mài mòn, độ chống va đập,...

Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ các nguồn:
https://civil.utt.edu.vn/files/1/8.%20V%E1%BA%ADt%20li%E1%BB%87u%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng%20-%20T%C3%A0i%20li%E1%BB%87u%20d%C3%A0nh%20cho%20sinh%20vi%C3%AAn.pdf

https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=39&macmp=39&mabb=233911

Hiện Sine Art đang chiêu sinh cho các lớp Luyện thi hình họa, Luyện thi bố cục màu Luyện thi trang trí màu. Với lộ trình được xây dựng chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, Sine Art tin rằng sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình chạm ngưỡng cửa đại học mơ ước. 

Liên hệ với Sine Art qua Fanpage để nhận thêm thông tin chi tiết về khóa học nhé!

Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.

Bài sau →

Thêm thông tin về Sine Art

Đăng kí nhận lộ trình luyện thi vẽ