Những lưu ý khi sử dụng màu poster

Dân luyện thi màu đã không còn xa lạ đối với màu poster bởi sự tiện dụng của nó nhưng liệu bạn có biết đến những lưu ý khi sử dụng này chưa? SineArt sẽ gợi ý cho bạn một số tips và lưu ý để bạn có thể dùng màu này tạo ra những bức tranh đẹp hơn.

1. Màu poster là màu gì?

Màu poster có dạng lỏng không giống màu bột nhưng được gọi là màu bột và tuy không phải màu nước nhưng cách sử dụng lại giống màu nước. Màu poster là màu bột được nghiền và trộn sẵn keo rồi cho vào từng hủ. So với màu bột thì mã màu poster đa dạng hơn và tiện dụng hơn khi không phải tốn thời gian nghiền.

Xét về độ che phủ, màu poster không trong như màu nước, nó có độ che phủ cao, vì vậy cũng có thể dễ dàng chồng màu và chỉnh sửa khi tô sai. Xét về độ loang màu, màu poster loang màu kém hơn màu nước.

Màu Poster Pentel - Ảnh: Lộc’s art store

2. Lớp keo trên màu dùng để làm gì?

Nhiều bạn nhìn thấy lớp keo trên màu thì cứ nghĩ là màu bị hỏng hoặc thấy không cần thiết nên đã đổ đi, thực chất đây là lớp keo để giữ màu không bị khô. Phương pháp chữa cháy khi màu bị hết lớp keo và khô khốc lại đó chính là đổ một ít nước vào bên trong và để qua đêm, sau đó có thể sử dụng như bình thường.

Màu bị khô thì phải làm sao? - Ảnh: Google

3. Các tips pha màu

Không nên pha quá nhiều màu một lúc

Trong tranh chúng ta cần phải pha nhiều màu khác nhau để tạo độ chín cho màu, và làm màu trở nên hài hòa, đẹp mắt hơn. Tuy nhiên chỉ nên pha 3 màu với nhau để tránh tình trạng màu trở nên xám đen không như ý.

Không nên pha nhiều màu trắng và màu đen

Màu trắng và đen dùng để thay đổi độ đậm nhạt của màu. Màu càng nhiều trắng thì sẽ càng sáng, tuy nhiên giá trị sắc độ càng thấp và khi màu trở về trắng thì giá trị sắc độ bằng 0. Khi pha màu trắng càng nhiều thì bài càng dễ bị bạc và không giữ được độ trong của màu. Tương tự như vậy, màu càng nhiều đen thì màu sẽ đậm dần lên và sắc của màu đi đến vô cực cho đến khi biến thành màu đen. Khi pha màu đen càng nhiều thì bài dễ bị xỉn và độ trong của màu cũng không giữ được.

Để tạo màu tím không nên pha đỏ và xanh lam

Thông thường thì theo quy tắc, màu đỏ cộng với xanh lam sẽ thành màu tím nhưng thực tế, khi cộng hai màu này lại, màu sẽ không được tươi, thay vào đó nên cộng màu xanh lam với màu tím magenta để tạo ra hiệu quả mong muốn.

4. Cách tô màu

Màu được chia làm các bậc, màu bậc 1 được gọi là màu nguyên thủy, màu căn bản vì không có màu nào pha ra được nó cả. Hai màu bậc 1 kết hợp sẽ ra màu bậc 2, màu bậc 1 kết hợp với bậc 2 sẽ cho ra màu bậc 3 và khi tô bạn thường nên sử dụng màu bậc 3.

Bạn có thể điều chỉnh độ che phủ của màu bằng cách điều chỉnh lượng nước, khi tô sai có thể chỉnh sửa bằng cách đợi màu khô sau đó tô chồng màu khác lên hoặc nếu lớp màu quá dày có thể cạo lớp màu ra và tô màu mới lên.

Màu tương đồng và màu tương phản. Màu tương đồng là các màu nằm cạnh nhau trong vòng tròn thuần sắc gồm tương đồng nóng và tương đồng lạnh. Màu tương phản là các màu đối nhau trong vòng tròn thuần sắc, cũng gồm tương phản nóng và tương phản lạnh.

Trên bài nên xác định 3 điểm, điểm chính, điểm phụ 1 và điểm phụ 2. Điểm chính là điểm sáng nhất, là đối tượng bạn muốn tập trung làm rõ, điểm phụ 1 sẽ tối hơn điểm chính 1 và sáng hơn điểm phụ 2. Khi tô màu nên đi từ nền vào các chi tiết bên trong.

Ngoài ra, có thể mua thêm các hủ màu nằm ngoài 12 màu có sẵn để tăng độ đa dạng cho bài khi tô, gợi ý một số màu như màu da, màu xanh mint, hồng dạ quang, cam dạ quang,… Khi sử dụng hết màu thì nên giữ lại hủ để chứa những màu pha, màu mới, lạ hơn những màu vốn có.

Hiện tại ngành Đồ họa trường đại học Mỹ thuật TP.HCM có đào tạo chính quy mảng minh họa.

Hiện SineArt đang chiêu sinh các lớp luyện thi vẽ dành riêng cho các bạn muốn thi vào Đại học Mỹ Thuật, mời bạn xem thêm về Khóa học luyện thi Hình họa và Khóa học luyện thi Bố cục màu 

Liên hệ với Sine qua Fanpage để được tư vấn và đăng ký học nhé!

Các bạn tham gia group LUYỆN THI VẼ - HỎI ĐÁP THÔNG TIN trên Facebook để giải đáp thắc mắc về trường thi, ngành học và tips vẽ nhé.

← Bài trước Bài sau →

Thêm thông tin về Sine Art

Đăng kí nhận lộ trình luyện thi vẽ